Khám phá hành trình xây dựng một khoá học hoàn chỉnh của Tuts+.
() translation by (you can also view the original English article)
Bài hướng dẫn này sẽ giúp bạn hiểu rõ cách thức một khoá học được ra đời và hành trình thực hiện chi tiết từ lúc bắt đầu đến khi xuất bản. Các bạn sẽ được học cách chúng tôi thực hiện các đoạn phim, cùng một vài bài học trọng điểm trong quá trình làm việc để các bạn có thể ứng dụng vào bất kỳ việc xuất bản phim nào. Có thể sẽ cho các bạn ý tưởng để quản lý các dự án sáng tạo của mình và phương thức quản lý một đội ngũ làm việc từ xa. Hãy đọc tiếp xem mọi thứ diễn ra như thế nào!



3 trọng điểm khi xuất bản phim với một đội ngũ phân tán.
Như các bạn đã biết rằng Envato Tuts sở hữu các khoá học trực quan cho tất cả loại hình công việc mang tính sáng tạo, gồm có lập trình, nhiếp ảnh và xuất bản phim, âm thanh. Nhưng bạn có biết rằng đội ngũ Tuts+ đều làm việc từ xa? Xuất bản phim khá phức tạp ngay cả khi trong điều kiện thuận lợi nhất, nhưng mang đến cho mọi người những thử thách độc đáo. Sau khi xuất bản 104.813 phút các khoá học trực quan (tương đương 72.79 ngày, và còn tiếp), chúng tôi đã phát triển vài hệ thống mạnh mẽ và linh hoạt để giúp công việc được tiến hành.
Nền tảng của hệ thống xuất bản phim của chúng tôi là sự hợp tác không đồng thời (có nghĩa là mọi người không làm việc cùng lúc), thời hạn linh hoạt, tự quản, hướng dẫn rõ ràng, phong cách tự làm mọi thứ, hỗ trợ đa dạng và tận tậm đến liên tục học hỏi.
Dự án phim diễn ra trong 4 giai đoạn: ý tưởng, lập kế hoạch, tiến hành và hoàn thành. Tôi cũng chia nhỏ bài hướng dẫn thành những mục nhỏ.
Trước khi tiếp tục, hãy tìm hiểu một chút về nền tảng của Tuts+ và xem xét 3 điểm chính yếu các bạn cần để sản xuất phim trong một đội ngũ phân tán.
Nhóm giảng dạy phân tán
Jackson Couse là biên tập cho phần phim và hình ảnh, sống tại Ottawa, Canada. Tuts+ có nhiều người biên tập cho từng chủ đề, họ đền từ khắp Châu Âu, Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh. Chúng tôi cũng có một nhà sản xuất ở Vancouver, Canada và một trợ lý sản xuất ở Thái Lan. Ở tại trụ sở của Envato, ở Melbourne, Úc là nơi các nhóm: truyền thông xã hôi, hỗ trợ khách hàng và phát triển sản phẩm đang làm việc.
Những người hướng dẫn như tôi đến từ khắp nơi trên thế giới. Đối với nhiều người hướng dẫn, giảng dạy tại Tuts+ là một sự bổ sung tự nhiên của quá trình thực hành sáng tạo và bổ ích để chia sẻ những điều họ đã được học. Chúng tôi tề tựu từ rất nhiều loại công việc, chuyên môn đa dạng, nhiều cập độ kinh nghiệm, cùng với các sở thích và các khả năng. Chúng tôi đều có chung niềm đam mê giảng dạy. Xây dựng khoá học là một cách tuyệt vời để mở rộng, phát triển và kết nối công đồng những người có cùng đam mê.
Phối hợp một đội ngũ đa dạng và phân tán như vậy là một điều khá khó khăn. Nếu mọi người thực hiện công việc theo từng cách riêng biệt, mọi thứ sẽ không đi đến đâu cả. Tìm thấy mục đích chung là một trong những yếu tố để một đội ngũ phân tán làm việc thành công.
Nếu các bạn năng động và có kỷ luật, làm việc từ xa rất tuyệt vời. Nếu các bạn cần một vài động lực khách quan để tiếp tục (ai mà lại không cần cơ chứ), cũng có thủ thuật đấy. Đối với đội ngũ làm việc phân tán, không cần phải thể hiện hơn người, không có cấp bậc và máy ghi chú kỷ lục đi về. Mọi người khởi đầu với những dự tính tốt nhất nhưng giảng dạy là việc khó và các bạn có thể nhanh chóng mất tập trung. Một trở ngại về kỹ thuật có thể là nguyên do dẫn đến tiến trình sản xuất bị sai lệch. Rất nhiều việc có thể diễn ra sai lầm. Với những người hướng dẫn mới, có thể sẽ cảm thấy nản lòng và không thoải mái thậm chí là một chút quá sức. Đội ngũ của bạn sẽ chẳng khi nào hoàn toàn đồng tình với nhau để làm việc trôi chảy như một nhóm nội bộ. Các bạn không thể ngồi xuống bàn thảo giống như bạn có thể trực tiếp đối mặt cùng nhau.
Luôn nhớ rằng giáo dục trực tuyến và làm việc từ xa là những thực tiễn mới nổi. Không có kế hoạch chi tiết sẵn cho loại hình này, và còn rất nhiều thiếu sót để đạt mức hoàn hảo.
Nó sẽ chẳng hoàn hảo đâu.
Trọng điểm đầu tiền là sự kiên nhẫn. Phải hiểu rằng không ai biết rõ tất cả câu trả lời, và chân thành mà nói, chúng tôi cơ bản làm những điều tốt nhất có thể khi làm việc cùng nhau. Quan trọng là mọi người biết điều đó là tốt.
Có nhiều sự ảnh hưởng gây ra việc vượt tầm kiểm kiểm trong nỗ lực thực hiện một khoá học thành công. Các ban có thể chuyển mọi thứ theo đúng phương hướng với chiến dịch truyền thông nhạy bén, tối ưu tốt công cụ tìm kiếm, nghiên cứu thị trường, đại khái thế, nhưng thực hiện một khoá học tốt cũng không bảo đảm có người xem. Hầu hết các đoạn phim trực tuyến được xác định là không có tính lan toả. Hơn thế, cách thức Internet hoạt động hoặc cái người xem muốn có thể thay đổi nhanh chóng, gần như chỉ sau một đêm.
Vì vậy trọng điểm thứ hai là sự tha thứ. Nếu một khoá học không có hiệu quả như các bạn hy vọng, hãy suy nghĩ và thực hiện khác biệt hơn trong tương lai. Mỗi người trong nhóm sẽ học cách thực hiện khoá học, bao gồm cả người biên tập và nhân viên. Hãy tự tha thứ cho bản thân khi chưa tạo ra một khoá học hoàn hảo ở lần này và sẽ xây dựng khoá học tiếp theo tốt hơn.
Trọng điểm thứ ba chính là lòng tin. Hãy cho mọi người, kể cả bạn, không gian để trải nghiệm và mắc lỗi. Hãy tin rằng mọi người làm việc với tất cả khả năng rồi. Nếu bạn chưa thực sự tin họ, hãy tìm cách xây dựng lòng tin. Không gì có thể tuyệt hơn là làm việc cùng nhau. Một đội ngũ phân tán có thể mạnh mẽ mà kiên định, linh hoạt mà đầy hứng khởi. Tất cả đều khởi đầu với sự kiên nhẫn, sự bao dung và sự tin tưởng.



Giai đoạn một: nảy sinh ý tưởng
Làm sao để đưa một ý tưởng trở thành một khoá học?
Ở Tuts+ người hướng và người biên tâp có mối quan hệ cộng tác. Tuts+ vận hành như những nhà xuất bản giáo dục khác, dựa trên hình thức biên tập, nhưng mang đến cho người hướng nhiều không gian để khai thác những sở thích của họ.
Không gian làm việc
Người biên tập của tôi duy trì một bảng Trello để mọi người trong nhóm cùng cộng tác. Trello là một hệ thống dạng Kaban, của Nhật Bản và chứa đựng nhiều "thẻ", mỗi thẻ đại biểu cho một dự án (một bài hướng dẫn hoặc một khoá học). Mỗi thẻ tồn tại trên bảng theo dõi và khi phát triển một dự án chúng tôi sẽ di chuyển thẻ đó giữa các cột danh sách để theo dõi tiến độ của dự án. Bất cứ lúc nào, nhóm của chúng tôi luôn xây dựng nhiều dự án song song và Trello giúp công việc trở nên đơn giản hơn.



Chọn ý tưởng
Thỉnh thoảng tôi thuyết phục Jackson về một ý tưởng bắt nguồn từ những công việc cá nhân của tôi. Đôi khi một ý tưởng nảy sinh trong quá trình thực hiện một dự án của Tuts+. Những khi khác, Jackson sẽ tiếp cận và mang đến một ý tưởng về khoá học cần được biên tập hoặc có nhu cầu cần xuất bản. Về cơ bản, chúng tôi hy vong giúp đỡ mọi người học tập những điều họ cần để tìm thấy thành công trong hành trình của họ như những nhiếp ảnh gia và những người học viên.
Mỗi ý tưởng cho một khoá học đều bắt nguồn trên Trello. Tôi sẽ thiết lập một thẻ và thuyết phục Jackson về khoá học mà tôi đang suy nghĩ về nó. Tôi sẽ mang đến một sự khơi gợi (cơ bản là một câu chuyện tại sao khoá học này cần thiết), ai sẽ cần khoá học này, khoá học sẽ bao gồm những gì, và những tình huống khác tôi cho rằng sae4 làm khoá học thực sự quan trọng. Chúng tôi trao đổi thông tin và nếu cảm thấy khoá học có vẻ hứa hẹn thì tôi sẽ tiếp tục xây dựng một đề cương nội dung. Tại thời điểm này, Jackson sẽ chấp thuận tiến hành bước kế tiếp của dự án hoặc đưa ra đình hướng mới cho ý tưởng ban đầu



Nếu các bạn chưa biết về Trello, tôi thực sự khuyến khích bạn dùng nó. Dĩ nhiên nó có tác dụng cho lập trình viên và người quản lý dự án nhưng có thể áp dụng cho bất kỳ tình huống nào để theo dõi tiến trình thực hiện.
Điều tôi thích nhất ở Trello là tất cả quá trình xuất bản có thể được nhìn thấy rõ ràng. Tôi dùng rất nhiều thời gian duyệt bảng, đọc mọi thứ những người khác đang thực hiện, những thứ thậm chí tôi chả có liên quan gì. Rất rõ ràng khi theo dõi những đồng nghiệp làm việc theo cách riêng của họ.



Giai đoạn hai: Xây dựng nền tảng
Lâp kế hoạch là phần việc nhiều nhất và quan trọng nhất của bất kỳ khoá học nào. Chúng tôi xem xét kỹ lưỡng một khoá học để chắc chắn về tính khả thi để xuất bản và đáp ứng nhu cầu cụ thể trong kế hoạch biên tập.
Sau khi chúng tôi nhất trí với bản sơ phác về ý tưởng khoá học, tôi sẽ thảo một bản đề cương và lập kế hoạch chi tiết chia sẻ cho Jackson.
Trong lúc đó, Jackson sẽ tạo một dự án trên Basecamp cho khoá học. Basecamp, giống như Trello, là một công cụ quản lý dự án. Khi Trello là một công cụ cấp cao để quản lý mọi thứ diễn ra trên Tuts+, thì Basecamp cho phép chúng tôi làm việc chi tiết hơn cho từng khoá học. Phát triển mọi thứ như vậy giúp Trello được ngăn nắp hơn.



Xuyên suốt quá trình viết nội dung, tôi sẽ trao đổi với Jackson những quyết định tôi có về khoá học. Jackson mang đến cái nhìn sáng suốt về phương hướng, thế mạnh của anh ấy là định hướng và giao phó phần việc sáng tạo của quá trình.
Jackson sẽ chấp thuận khoá học sau khi chung tôi nhất trí các phần nội dung có thể phân phối được. Tại thời điểm này, chúng tôi biết được một số phần hiển nhiên mà khoá học sẽ có và nó bao gồm những gì. Khoá học ở Tuts+ rất đa dạng về thời lượng, như khoá học đặc biết trong 60-90 phút, khoá học 45 phút được gọi là khoá học ngắn, và khoá học nhanh trong 10-12 phút là khoá học giữa giờ nghỉ. Hầu hết khoá học của tôi theo dạng Khoá Học giữa giờ nghỉ.
Liên tục kiểm tra và cải tiến
Khi chúng tôi phát triển đề cương, chúng tôi cũng làm việc cho những ý tưởng giảng dạy mới hoặc những vấn đề chúng tôi gặp phải ở những khoá học trước. Đó có thể là những phần hiệu chỉnh tốt hơn cho thiết lập âm thanh hoặc đưa ra lời khuyên cho việc cấu trúc một khoá học.
Quá trình này tuần hoàn, mỗi khoá học chúng tôi xuất bản được cải tiến hơn so với các khoá học trước đó. Tôi ghi chú lại những thứ có hiệu quả hoặc không hiệu quả, và chia sẻ cùng với đôi nhóm của tôi để cùng rút kinh nghiệm. Với tôi, điều quan trong nhất là cách trình bày tài liệu tạo cho người đọc cảm giác tự tin về những gì họ đang được học.
Làm thế nào để viết các bài học
Tất cả các khoá học hay đều bắt nguồn từ cách viết hay. Bài học đầu tiên tôi thực hiện ở Tuts+ là một bài hướng dẫn dạng viết, xuất bản cách đây 5 năm, vào tháng 4 năm 2011. Khoá học đầu tiên tôi xuất bản là vào cuối năm 2013. Tôi đã thực sự tăng tốc công việc của mình 2 năm vừa qua và dần dần xuất bản nhiều khoá học hơn nữa. Cần có thời gian luyện tập để thích nghi với việc ghi âm, thành thục với việc lên kế hoạch cho bài giảng, và học cách chỉnh sửa mọi thứ. Cùng cần thời gian để học cách sử dụng những công cụ. Khởi đầu với những bài hướng dẫn dạng viết thực sự hữu ích nếu bạn muốn bắt đầu giảng dạy nhưng chưa chưa sẵn sàng đào sâu cho phần phim ảnh.
Sau khi được chấp thuận về kế hoạch khóa học, đã đến lúc viết những bài học cho khoá học. Tôi tạo ra kịch bản cho mỗi bài học. Tôi không liên kết kịch bản này đến đâu cả; đơn giản là khai bút cho ý tưởng mà khoá học sẽ diễn đạt. Tôi cố gắng thực sự tỉnh táo ở giai đoạn này để hiểu độc giả là ai và họ đạ biết những gì ứng dụng này.
Khoá học được xây dựng từ những bài học, bài học được xây dựng từ những mục tiêu phụ. Khi tôi viết một bài học tôi có mục tiêu rõ ràng về điều độc giả sẽ tiếp thu được. Bài học hay giống như một công thức: gồm những thành phần phù hợp để làm ra một món ăn ngon.
Tôi viết kịch bản cho bài học bằng Evernote, một ứng dụng ghi chú điện tử đa nền tảng. Evernote rất tuyệt để thu thập ý tưởng và nghiên cứu tôi tìm được trên mạng trực tuyến. Bạn có thể chỉ cần sử dụng Microsoft Word hoặc một công cụ trực tuyến như Draft. Đa số những bài viết của tôi hoàn tất ở nhà tôi, nhưng tôi sẽ viết tại các quán cafe tìm cảm hứng và cho phong phú hơn. Trong nhóm khoá học ngắn giữa giờ gần đây nhất của tôi, chúng tôi sản xuất đồng thời sáu khoá học ngắn hạn. Mỗi khoá học đều được ghi chú riêng biệt bằng Evernote.



Giai đoạn viết chiếm phần lớn thời gian khi xây dựng một khoá học. Tuỳ vào độ dài của khoá học, viết các bài học có thể từ khoảng hai đến ba tuần. Tôi cũng dùng vài ngày để chỉnh sửa kịch bản.
Khi chỉnh sửa bài viết, tôi đọc các bài viết thành tiếng và chắc chắn rằng chúng dễ hiểu giống định dạng âm thanh. Vài người thích đọc bài học to thành tiếng với độc giả. Đây được gọi là "thử giọng" và là một cách tuyệt vời để chắc chắn rằng bạn phát âm tốt và kịch bạn của bạn diễn ra trôi chảy.
Làm thể nào để bạn chuẩn bị cho việc xuất bản



Ở giai đoạn này, tôi cũng bắt đầu lập mục tiêu để xuất bản khoá học bằng Number cho hệ điều hành Mac, một ứng dụng bảng tính hoạt động tốt để theo dõi dự án. Tôi gọi đó là "bảng quản lý" và nó giúp tôi theo dõi tiến độ của mỗi bài học. Tất cả bài học cần được viết, thâu âm, chỉnh sửa và gửi đi, cần theo sát từng giai đoạn trong bảng kiểm soát giữ cho mọi thứ đều đạt chuẩn.



Giai đoạn ba: Thâu âm và Chỉnh sửa bài học
Đến lúc hành động rồi đây. Một khi tôi hoàn thành việc viết và chỉnh sửa bài học, cũng là lúc bắt đầu ghi hình thao tác.
Khoá học là một chuỗi đoạn phim screencast trên màn hình. Screencasts là những đoạn ghi hình các thao tác trình diễn trên màn hình máy tính, với giọng đọc tường thuật quá trình đang diễn ra. Đó là cách tuyệt vời để giảng dạy bởi độc giả sẽ được theo dõi cách thức một chuyên gia thực hành kỹ năng của anh ấy. Đa số các khoá học của Tuts+ ở định dạng phim thao tác màn hình, nhưng chúng tôi cũng thực hiện những khoá học on-camera (bằng máy quay phim). Khoá học on-camera rất phù hợp cho các chủ đề cần có trình diễn thực tiễn bên ngoài, như làm cách nào để chụp hình chân dung ngoài trời hoặc cách điều khiển máy bay tự động.
Thiết lập một đoạn ghi hình thao tác đơn giản
Tôi dùng hệ điều hành Mac, và ScreenFlow for Mac là ứng ụng mà tôi chọn để ghi hình (Camtasia là một chọn lựa tốt cho người dùng PC). Đây là một phần mềm đặc biệt để ghi hình và hiệu chỉnh cho người cần ghi hình. Úng dụng có dụng lượng nhỏ và lượt bỏ nhiều tính năng phức tạp của các phần mềm chỉnh sửa hạng nặng như Final Cut hoặc Avid.



Tất cả những đoạn phim thao tác màn hình, được ghi hình tại nhà tôi với phòng thu tự chế. Tôi có một cái bàn nhỏ, tôi dùng nó để ghi hình các thao tác màn hình. Quần áo treo trên tủ sẽ làm giảm tiếng vang và giúp âm thanh chất lượng hơn. Dù không tuyệt vời như ở phòng thu nhưng nó mang lại hiệu quả tốt.
Tôi đặt mic-rô hiệu Blue Yeti trước chỗ ngồi và sử dụng bộ lọc để làm giảm âm thanh quá to. Khi tôi thâu âm, tôi mang tai nghe, điều này giúp tôi loại bỏ những âm thanh phiền toái và tránh làm hỏng bài học của tôi. Rob Maysez có một chuỗi bài hướng dẫn rất hay trong việc chọn những công cụ để ghi âm tại gia, xây dựng phòng thâu, kỹ thuật mic-rô, và làm sao để xử lý và nén phần thâu âm thanh của bạn.



Rất hữu ích khi bạn có một bản liệt kê những việc cần xem qua trước mỗi lần thâu âm để bảo đảm nội dung được phù hợp và tránh những phần thiếu sót. Bản liệt kê của tôi gồm có:
- Tắt hết các thông báo của tất cả thiết bị trong phòng.
- Điều chỉnh độ phân giải màn hình đến 1280x800
- Mở phần kịch bản trên Evernote của iPad, đã được đồng bộ với tài khoản Evernote của tôi và tôi sẽ dùng nó khi thâu âm.
- Kiểm tra âm lượng âm thanh bằng tai nghe kết nối trực tiếp vào mic-rô
Âm thanh hay thì luôn có hiệu quả tốt
Chất lượng âm thanh của bản ghi âm là một trong những điều tối thiết ảnh hưởng đến ấn tượng của các sinh viên tiềm năng cho khoá học của bạn. Dù bạn có muốn tin hay không, nhưng các xuất bản chất lượng cao vẫn có thể thực hiện tại gia với các thiết bị bạn đang sở hữu. Thế mới nói, đầu tư và âm thanh là hoàn toàn xứng đáng.
Nhờ một ai đó kiểm tra bản ghi âm thử của bạn rất quan trọng. Tốt nhất là một ai đó có khả năng cảm âm tốt, ví như một nhạc sĩ hoặc người sản xuất chương trình TV hoặc đài phát thanh. Chắc chắn họ sẽ nghe được thứ mà bạn không thể. Tiffany Brown-Olsen, nhà sản xuất nội bộ của đội ngũ Tuts+, là một tài nguyên quý giá cho những người hướng dẫn. Cô ấy đã giúp tôi xem xét phần thiết lập của tôi và đưa ra những gợi ý đáng giá cho việc bố trí lại mic-rô.
Các khoá học Screencast có rất nhiều điểm chung với máy phát thanh, đó là luôn an toàn để cho rằng sự chú tâm của người nghe sẽ bị phân tán. Tôi thích thú khi nghĩ rằng các bạn có thể học các bài học của tôi kể cả khi nhắm mắt lại. Bạn cũng nên cố gắng lắng nghe bản thâu âm của mình trên nhiều thiết bị khác nhau. Âm thanh sẽ nghe ra sao trên của dàn loa kém cỏi của máy tính? Trên tai nghe? Từ điện thoại thông minh của bạn thì sao?
Vần đề âm thanh thường gặp và cách phòng tránh
Sau đây là một số điều cần lưu tâm khi ghi âm bài học của bạn, và một vài chú ý để giảm thiểu các ảnh hưởng:
-
Âm bật: Bạn có từng nghe qua hiệu ứng nổ nhẹ trong bản thâu âm của mình? Nếu có thì bạn đang mắc phải lỗi âm bật đấy. Đấy là hệ quả của hiệu ứng tiếp xúc quá gần mic-rô gây ra sự cố này, và dễ dàng bị nghe thấy khi phát ra các từ có trọng âm p. Giải pháp tốt nhất là sử dụng màng lọc tiếng nổ. Bạn cũng có thể tự tập để đẩy ít hơi ra hơn phát âm những từ như vậy.
-
Âm xát: Âm xát là âm thanh có tiếng xì, có thể nghe thấy ở các từ kết thúc bằng ký tự "-s." HIển nhiên không thể tránh tất cả các từ kết thúc với một ký nhất định. Nếu bạn phát hiện mình có giọng âm xát, đầu tiên hãy cố thay đổi vị trí mic-rô của mình. Mang tai nghe vào có thể giúp bạn theo dõi vấn đề này một cách chính xác nhất. Bộ lọc âm gió trong vài ứng sẽ làm giảm hiệu ứng này. Nếu mọi thứ đều không hiệu quả, hãy cất công tìm một mic-rô mới phù hợp hơn với giọng của bạn.
-
Cắt: cắt là một kết quả tiêu cực khi giữ tín hiệu đầu vào của bản thâu âm quá cao. Khi âm thanh bị cắt đi, tín hiệu sẽ trở nên quá to để thu tập bất kỳ dữ liệu nào. Giải phát tốt nhất là giảm âm lượng của mic-rô dùng để ghi âm. Có thể thực hiện việc này bằng nút điều chỉnh ở mic-rô hoặc thông qua phần mềm thâu âm. Điều này thường được mô tả ở thanh cảnh báo màu đỏ trên cấp độ hoặc hình ảnh sóng âm thanh của phần mềm.
- Tiếng ồn ngoại cảnh: Điều đáng ngại nhất khi đang ghi âm chính là âm thanh của môi trường xung quanh làm ngắt quãng người nghe. Tôi đã bỏ đi rất nhiều bản thâu âm chỉ vì quên tắt quạt gió trong phòng và không tắt chuộng điện thoại. Âm thanh ngoại cảnh cũng có thể là do người hàng xóm ầm ĩ hoặc giao thông ồn ào nằm trong khoảng thâu của mic-rô. Nếu có thể, hãy ở đâu đó thật tách biệt.
Phần Trình Diễn
Quá trình thâu âm khá thử thách! Khi bạn cố giữ cân bằng lúc giữ kịch bản, điều khiển chuột và gắng sức để đọc thật chuyên nghiệp, bạn phải hạn chế tối đa các lỗi có thể mắc phải. Bình tĩnh. Khi tôi đọc thiếu chính xác, tôi sẽ khựng lại vài giây và lập tức trở lại làm tiếp phần thâu âm để tránh phá vỡ luồng công việc. Những phần tắc nghẽn đó sẽ được chỉnh sửa và trộn vào sau, một cách chuyên nghiệp,
Điều chủ yếu là mọi thứ không quá phức tạp để thiết lập việc thâu âm tài liệu tốt. Một máy tính tầm trung và một mic-rô cơ bản cùng với vài phần xử lý âm thanh đã quá đủ để có một sản phẩm chất lượng. Ngoài thiết bị kỹ thật tối thiểu, điều thực sự cần là làm cách nào các bạn kết nối và phân phối các tài liệu.
Làm sao để chỉnh sửa các bài học
Sau khi hoàn thành bản thâu âm, chúng ta chuyển sang phần chỉnh sửa. Thường tôi sẽ nghỉ ngơi vài ngày sau phần thâu âm và trở lại làm việc sau đó. Có một cái nhìn mới thật sự cải thiện kết quả của một đoạn phim thao tác màn hình.
Giai đoạn chỉnh sửa cũng chính là phần tinh chỉnh và cải thiện. Tinh chỉnh đơn giản là cắt bỏ phần âm thanh trùng lặp, tìm các điểm bạn đã khởi động lại kịch bản sau khi làm lỗi, các vấn đề âm thanh, và nhiều thứ khác.
Sản phẩn sau cùng sẽ rất mượt mà, bản gốc khó mà so sánh sánh được. Bản quay thao tác màn hình thô cần rất nhiều lần cắt bỏ, xén bớt và chỉnh sửa để nghe thấy thât chuyên nghiệp. Thời gian sau cùng bao gồm hàng tá những đoạn cắt mà tôi đã ghép lại với nhau để tạo thành chuỗi liên tục phù hợp nhất. Nếu tôi thiếu điều gì quan trong hoặc cảm giác tôi chưa thực sự rõ, có lẽ tôi sẽ xây dựng lại một bài học. Quan điểm ở đây là chúng tôi đều là con người và chỉnh sửa là một giai đoạn của toàn quá trình.
Có nhiều khi chúng tôi thuê hẳn người khác làm việc chỉnh sửa, bởi vì nó tiêu tốn rất nhiều thời gian. Rốt cuộc tôi chọn cách tự chỉnh sửa và thích thú thực hiện như một tiêu chuẩn đong đo chất lượng.
Các biểu tượng và tiêu đề của thẻ
Tuỳ vào tài liệu, tôi có lẽ bổ sung thêm một số biểu tượng, điều này giúp tập trung sự chú ý của người xem vào những phần quan trọng của màn hình.



Sau cùng, tôi sẽ tạo ra những phần cắt để làm việc với đoạn phim. Những phần trình diễn có vai trò như phần giới thiệu hoặc phụ chú để diễn tả một khái niệm.



Xuyên suốt toàn quá trình ghi âm, tôi đánh dấu tiến triển trong phiếu kiểm soát Numbers.
Đoạn phim trực tiếp tạo cảm giác đặc biệt cho khoá học
Điển hình như các khoá học của tôi bao gồm một đoạn phim trực giới thiệu quay trực tiếp. Các đoạn phim trực tiếp giúp người xem kết nối với các người hướng dẫn và biết rõ dung mạo của họ. Bạn có thể thấy hơi hồi hộp khi xuất hiện trước máy quay nếu bạn chưa từng làm như thế bao giờ.
Phim trực tiếp của Tuts+ có phong cách thoải mái và đời thường, nhưng cũng chuyên nghiệp lắm. Trong loạt khoá học giữa giờ gần đây, tôi đã thuê một quán cafe địa phương để làm phông nền đơn giản. Tôi đã thuê một người bạn để ghi hình và cắt đoạn phim cùng tôi, mặc dù thi thoảng tôi cũng tự ghi hình đoạn phim trực tiếp cho chính mình. Một DSLR và một mic-rô ngoại tuyến (dạng mic cài áo hoặc mic cầm tay) đã đủ để xuất bản một đoạn phim chất lượng.



Luôn luôn xuất bản âm thanh và hình ảnh đẹp cần có mánh lới, đặc biệt khi bạn không có một khu vực chuyên biệt cho việc đó. Đứng trước và sau camera cùng lúc thực sự rất khó khăn! Tôi đề nghị bạn đừng làm việc đó một mình, và nếu bạn dự tính tích hợp đoạn phim bằng máy quay phim thì hãy chắc rằng bạn đầu tư thời gian để học cách thực hiện thật tốt. Đó có thể thực sự là một thành quả, đoạn phim giới thiệu là điều đầu tiên các học viên tiềm năng được trông thấy.
Tốt nhất là ghi hình đoạn phim trực tiếp sau khi đã hoàn các các đoạn thao tác màn hình, đặc biệt nếu đoạn phim trực tiếp là giới thiệu hoặc kết luận. Bằng cách này bạn sẽ biết chắc làm thế để giới thiệu nội dung bạn sẽ hướng dẫn.



Giai đoạn bốn: Giao bài, Xuất Bản và Xét Duyệt
Khi chỉnh sửa hoàn tất tôi sẽ gửi những đoạn phim của bài học cho Jackson xét duyệt. Chúng tôi dùng Dropbox để chia sẻ với nhau. Tôi chỉ cần xuất các đoạn phim ở định dạng mp4, tải lên các phần ghi chú của khoá học và kèm theo các tập tin liên quan khác.
Xét Duyệt
Jackson nhận tập tin và chạy kiểm tra để tìm ra những lỗi nhỏ, khung hình bị thiếu, sự cố âm thanh và vài thứ tương tự. Anh ấy xem toàn bộ các bài giảng, nếu có gì cần bổ sung anh ấy sẽ cho tôi biết.
Nếu mọi thứ đều ổn, trợ lý xuất bản Richard sẽ tiếp tục công việc. Anh ấy chuẩn hoá cường độ âm thanh đến 16 LUFS, nén các đoạn phim lại, và tải mọi thứ lên hệ thống quản lý nội dung của Tuts+. Richard lên lịch ngày xuất bản cho các khoá học.
Hậu kỳ
Quá trình vẫn chưa kết thúc! Tôi thực sự tin rằng thực hiện một phần xử lý hậu kỳ khi kết thúc một dự án, tạo một danh sách những phần được tốt, các phần chưa tốt, và những cải tiến cần co trong những khoá học kết tiếp. Khi xuất bản hoàn thành, tôi sẽ ghi chú vài suy nghĩ ngắn gọn lên Basecamp, và Jackson cũng thế.
Kết thúc
Cuối tháng, tôi sẽ gửi hoá đơn của các khoá học và nội dụng do tôi xây dựng. Tôi lưu giữ tất cả khoá học đã hoàn thành vào ổ đĩa ngoại tuyến.
Sau cùng, tôi di chuyển thẻ dự án trong Trello sang cột "Đã xuất bản", một giai đoạn vui vẻ cho tất cả mọi người tham dự.
Và thế đấy! Ý tưởng khởi đầu từ Trello cách đây một tháng giờ đây đã được công bố cho các sinh viên của Tuts+ trên toàn cầu. Như đã kể, các khoá học của tôi điển hình sẽ tiêu tốn khoảng một đến hai tháng để hoàn tất.



Tóm tắt và Tiếp Tục Hỏi Tập
Với một đội ngũ toàn cầu làm việc song song nhiều dự án, cần có một hệ thống mạnh mẽ để xuất bản những nội dung chất lượng. Sự kết hợp giữa các công cụ phần mềm và hệ thống sản xuất chúng tôi đang sử dụng giúp các dự án được tiến triển và mọi thành viên luôn được cập nhật.
Thời gian tôi phải làm việc cho một khoá học được hạn chế. Quy trình được cấu trúc và mục tiêu thành tựu được thiết lập giúp tôi tiến lên và có động lực, thậm chí trong những bước rất nhỏ. Ghi hình một khoá học một cách vững chắc yêu cầu sự gắn kết nhất quán, kế hoạch tốt và nhiều sự giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện. Việc đó rất khả thi.
Cảm ơn rất nhiều khi tham gia cùng tôi. Tôi hy vọng các bạn thấy thích thú với những hé lộ về cách nhóm Tuts+ hoạt động. Nếu bạn cảm thấy hứng thú trở thành người hướng dẫn ở Tuts+ thì trang Giảng dạy ở Envato Tuts+ là nơi bạn có thể bắt đầu.
Bạn sử dụng công cụ và giải pháp nào cho dự án của mình? Bạn quản lý đội ngữ từ xa như thế nào? Hãy chia sẻ với tôi trong mục bình luận.
Một điểm sau cùng, bạn có thích thú những hình vẽ trong bài hướng dẫn không? Chính Koctia của Envato Market tạo ra chúng đấy, có bản quyền đấy nhé. Cảm ơn Koctia!